
6 kỳ nghỉ lễ của Việt Nam 2020 -2021 và những lưu ý khi du lịch ngày lễ
Mỗi quốc gia đều có những ngày nghỉ lễ riêng và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Bạn cần nắm được những ngày nghỉ này để có thể thuận tiện trong sắp xếp công việc cũng như lên kế hoạch du lịch.
Được viết bởi thyltp
Tổng hợp các ngày nghỉ lễ của người Việt trong năm 2020
Tên ngày lễ |
Thứ |
Thời gian nghỉ |
Tết Dương Lịch (Tết Tây) |
Thứ 4 |
01/01/2020 |
Tết Âm Lịch (Tết Nguyên Đán) |
Thứ 5 đến thứ 4 |
Từ 23/01/2020 đến hết 29/01/2020 |
Giổ Tổ Hùng Vương |
Thứ 5 |
02/04/2020 |
Giải Phóng Miền Nam 30/4 |
Thứ 5 |
30/04/2020 |
Quốc Tế Lao Động 01/05 |
Thứ 6 |
01/05/2020 |
Quốc Khánh 02/09 |
Thứ 4 |
02/09/2020 |
Tổng hợp các ngày nghỉ lễ của người Việt trong năm 2021
Tên ngày lễ |
Thứ |
Thời gian nghỉ |
Tết Dương Lịch (Tết Tây) |
Thứ 4 |
01/01/2021 |
Tết Âm Lịch (Tết Nguyên Đán) |
Thứ 6 đến thứ 4 |
Từ 12/02/2021 đến hết 17/02/2021 |
Giổ Tổ Hùng Vương |
Thứ 4 |
21/04/2021 |
Giải Phóng Miền Nam 30/4 |
Thứ 6 |
30/04/2021 |
Quốc Tế Lao Động 01/05 |
Thứ 7 |
01/05/2021 |
Quốc Khánh 020/9 |
Thứ 5 |
02/09/2021 |
Nét đặc trưng của các ngày lễ tại Việt Nam
Tết Dương lịch
Đây là ngày lễ không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. Cứ đến ngày 01/01 dương lịch hằng năm, người dân Việt Nam sẽ tạm gác công việc lại để quây quần cùng gia đình đón ngày đầu của một năm mới với niềm hy vọng nhiều điều tốt đẹp sẽ đến.
Pháo hoa đón năm mới tại Đà Nẵng. Ảnh: danang.dulichvietnam
Tết Nguyên Đán
Với người Việt, Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết cổ truyền, Tết Âm Lịch, Tết Ta) mang một ý nghĩa rất thiêng liêng và là một kỳ nghỉ lễ được mong chờ nhất. Tết Nguyên Đán thường rơi vào tháng 2 dương lịch. Đây là một ngày lễ truyền thống và là kỳ nghỉ lễ dài nhất tại Việt Nam (khoảng 7-9 ngày tùy năm). Đây là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới theo quan niệm truyền thống ảnh hưởng bởi người Trung Quốc.
Hoa mai nở báo hiệu Tết đến xuân về (Ảnh: noiyeuthuong.vn)
Người Việt có tục lệ mỗi khi Tết đến, dù bạn làm gì, ở đâu, xa xôi đến mấy thì cũng sẽ trở về sum họp cùng gia đình. Khoảng một tuần trước Tết, người người nhà nhà sẽ đi mua sắm bánh kẹo, mứt, áo quần, thức ăn chuẩn bị cho những ngày Tết cũng như cùng nhau tổng vệ sinh nhà cửa để sẵn sàng đón năm mới.
Mâm ngũ quả, bánh chưng, bánh tét, mâm cơm là những thứ không thể thiếu trong Tết Nguyên Đán. Ảnh: vietravel
Vào ngày 29 hoặc 30 Tết, mọi người trong gia đình cùng nhau gói bánh chưng rồi đêm đó ngồi quây quần bên bếp lửa hồng vừa luộc bánh chưng vừa trò truyện. Đêm 30 được coi thời điểm thiêng liêng nhất của Tết, bởi đó là khoảnh khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Đúng 0h ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán, khi tiếng nổ của pháo hoa vang lên thì cũng là lúc mọi người quây quần để cùng nhau tạm biệt năm cũ và đón năm mới với hy vọng mọi điều đến sẽ luôn bình an, may mắn hơn.
Gói bánh chưng là một nét đẹp văn hóa Việt trong ngày Tết Nguyên Đán. Ảnh: vov
Trong những ngày Tết, mọi người sẽ cùng nhau đi thăm người thân, họ hàng, thầy cô và đi chùa, tảo mộ, xin câu đối. Trẻ em sẽ được nhận những phong bì lì xì đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Những mâm cơm cúng thịnh soạn được bày lên bàn thờ gia tiên như một cách để tưởng nhớ đến những người đã mất.
Những phong bì đỏ chứa đựng lời chúc cho một năm mới nhiều may mắn. Ảnh: vietravel
Giỗ Tổ Hùng Vương
Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 03 âm lịch hàng năm (thường rơi vào cuối tháng 3 hoặc trong tháng 4 dương lịch). Đây là dịp để thể người dân thể hhiện lòng kính trọng, truyền thống uống nước nhớ nguồn với các vua Hùng.
Một hoạt động lớn được tổ chức vào ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương thu hút nhiều du khách chính là lễ hội đền Hùng tại tỉnh Phú Thọ. Lễ hội này nhằm tưởng nhớ về công lao các vua Hùng đã có công dựng nước.
Một nghi lễ trong lễ hội đền Hùng tại tỉnh Phú Thọ. Ảnh: baobienphong
Trong lễ hội, các bô lão ở các làng sẽ vào dâng “lễ tam sinh” gồm một con lợn, một con dê, một con bò kèm thêm bánh chưng, bánh dày và mâm xôi to với nhiều màu sắc sặc sỡ. Sau khi tế lễ xong, người dân cùng du khách sẽ vào để thắp hương trong các đền thờ.
Các bô lão đang dâng lễ.Ảnh: dalat-info
Sau phần lễ sẽ đến phần hội. Một số hoạt động đặc sắc tại lễ hội Đền Hùng có thể kể đến là: cuộc thi đua kiệu, hát xoan, chơi ném côn, chọi gà, đấu vật, chơi đánh đu. Chính vì ý nghĩa thiêng liêng mà lễ hội Đền Hùng thu hút hơn 4 triệu người dân và du khách đổ về tham dự hằng năm.
Phần rước kiệu. Ảnh: baohanam
Hát xoan là một loại hình nghệ thuật đặc sắc. Ảnh: baoquocte
Ngày chiến thắng 30/04 và ngày Quốc tế Lao động 01/05
Ngày chiến thắng 30/04 là Ngày giải phóng miền Nam, Thống nhất Đất nước Việt Nam. Ngày Quốc tế Lao động 01/05 là ngày lễ kỷ niệm của phong trào công nhân quốc tế và người lao động. Nếu hai ngày lễ này rơi vào cuối tuần, người ta sẽ được nghỉ bù sang tuần sau. Với số ngày nghỉ dài như vậy, người dân Việt Nam thường lên kế hoạch du lịch để thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng.
Một số thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng... có thể bắn pháo hoa kỷ niệm vào dịp này. Đặc biệt là Đà Nẵng thường tổ chức lễ hội pháo hoa quốc tế thu hút rất nhiều du khách ghé thăm.
Đà Nẵng thường tổ chức cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế dịp lễ này. Ảnh: thanhtra
Ngày Quốc Khánh 02/9
Cứ đến ngày 02/09 hàng năm, người dân lại cùng nhau kỷ niệm ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa tại quảng trường Ba Đình. Ngày này đánh dấu một bước ngoặt, mở ra một trang mới trong lịch sử bởi kể từ ngày đó, Việt Nam đã trở thành nước độc lập và tự do.
Đây cũng là dịp để người Việt tưởng nhớ về quá trình đấu tranh giành độc lập gian khổ với sự hy sinh cả tài sản và tính mạng dân tộc để xây dựng nên đất nước Việt Nam như ngày hôm nay.
2/9 là chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, mở ra trang mới cho dân tộc Việt. Ảnh: Youtube
Những lưu ý khi du lịch ngày lễ ở Việt Nam
- Vào những ngày lễ, các khu vui chơi, điểm du lịch hầu như quá tải bởi du khách đổ về quá đông. Nếu bạn không thích sự đông đúc có thể cân nhắc lịch trình du lịch.
- Bạn có thể lựa chọn những điểm tham quan còn hoang sơ, ít người biết, chưa được khai thác du lịch nhiều sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.
- Du khách nên đặt trước vé tàu, xe, máy bay để tránh "cháy vé" cũng như có giá vé và chỗ ngồi tốt.
- Giá phòng, dịch vụ ngày lễ thường đắt hơn so với bình thường. Bạn nên đặt trước để có được giá tốt.
- Khi mua bất kỳ sản phẩm, dịch vụ, món ăn... nào thì bạn cũng nên hỏi giá trước để tránh tình trạng bị tính giá cao.
Chùa Bái Đính ở Ninh Bình là một trong những điểm du lịch nổi tiếng. Ảnh: a25hotel
Các kỳ nghỉ lễ ở Việt Nam đều có đặc trưng riêng giúp du khách hiểu hơn về nét văn hóa của người dân trên dải đất hình chữ S. Những thông tin này sẽ giúp bạn có được kế hoạch du lịch phù hợp và có thể tiết kiệm hơn.